Là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam, hiện ngành xuất khẩu gạo đang ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến mới trong chất lượng sản phẩm cũng như gây dựng thương hiệu. Để vươn xa hơn ra thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng tập trung vào thiết kế bao bì gạo đạt tiêu chuẩn giao thương quốc tế. Vậy quy trình thiết kế bao bì gạo có gì khác so với các loại bao bì khác? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn
Cũng như các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác, chức năng bảo quản sản phẩm rất được đề cao. Toàn bộ quy trình thiết kế từ việc nấu hạt nhựa PE, kéo chỉ cho tới khâu dệt, tiến hành may bao bì… đều được kiểm soát nghiêm ngặt và sản xuất trên một quy trình khép kín. Việc làm này đảm bảo cho chất lượng của bao bì, sao cho sản phẩm gạo luôn phải đạt chất lượng tốt nhất từ khi ra thị trường đến khi bước vào căn bếp.
Chất liệu
Chất liệu trong thiết kế bao bì gạo phải có khả năng chống ẩm, chống thấm tốt. Hiện nay chất liệu bao bì gạo phổ biến thường là bao bì PP dệt ghép mảng và bao bì OPP in ống đồng.
Loại chất liệu này được sử dụng rất nhiều trong sản xuất bao bì nhựa, nó có nguồn gốc từ hạt nhựa nguyên sinh.
Ưu điểm: bao bì sản xuất từ các sợi PP đan xen kẽ với nhau nên chịu được khả năng va đập tốt, chịu được tải trọng nặng và bền chắc.
Thường người ta sẽ sản xuất 2 loại, PP dệt trong và PP dệt trắng, trong đó PP dệt trong được sản xuất phổ biến hơn bởi việc khách hàng có thể nhìn thấy được hạt gạo bên trong một cách dễ dàng sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua hàng.
Đây là kĩ thuật in hiện đại nhất hiện nay. Bao bì dạng này có 2 lớp, trong đó lớp ngoài cùng là màng OPP bóng, thích hợp để in ấn bởi nó có tính chất căng, bóng, ít đàn hồi. Đồng thời, lớp màng OPP có khả năng chống thấm tốt sẽ giúp bảo quản gạo được lâu hơn.
Bênh cạnh đó, lớp màng này giúp in ấn được hầu hết các màu sắc với hình ảnh và thông tin rõ ràng, không nhòe mờ, trầy xước.